RSS

Category Archives: Những thắc mắc trong lập dự toán xây dựng CT

Những thắc mắc trong lập dự toán xây dựng công trình : giải quyết thắc mắc trong bóc tách công trình

Hệ số điều chỉnh nhân công năm 2013

Công văn số 551/BXD-KTXD của Bộ xây dựng ngày 02 tháng 4 năm 2013 V/v: Hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP.

BỘ XÂY DỰNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 551/BXD-KTXD
V/v: Hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP.

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2013

Kính gửi:

– Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước.

Căn cứ Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;

Căn cứ khoản 1, Điều 15 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã quy định: “Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng”, Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh chi phí nhân công trong việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình như sau:

Việc điều chỉnh chi phí nhân công để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP phải dựa trên cơ sở mặt bằng giá nhân công thực tế trên thị trường tại từng khu vực thuộc các địa phương để xác định hệ số điều chỉnh chi phí nhân công cho phù hợp, cụ thể:

1. Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cở sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP.

2. Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cở sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ mà chưa phù hợp (thấp hơn) so với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP, các địa phương tính toán, xác định và quyết định việc công bố các hệ số điều chỉnh mức chi phí nhân công cho phù hợp với từng khu vực của địa phương mình quản lý.

Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước căn cứ ý kiến trên, hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công để làm cơ sở lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đúng quy định./.

Nơi nhận :
– Như trên;
– Lưu: VT,Vụ KTXD(Nh20).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Sơn

 

Nhãn:

Hướng dẫn cách chọn ô tô vận chuyển đất phù hợp với máy đào đất

Hướng dẫn cách chọn ô tô vận chuyển đất phù hợp với máy đào đất

Bạn đang có thắc mắc về công tác bóc tách dự toán công trình?

Công tác vận chuyển đất đào bằng ô tô nên chọn ô tô bao nhiêu tấn mới phù hợp ?

Xin hưỡng dẫn các bạn cách chọn ô tô vận chuyển đất phù hợp với máy đào đất

Nếu các bạn để ý thì câu trả lời nằm ngay trong Tập định mức số 1776- phần xây dựng của Bộ xây dựng

Cụ thể như sau:

AB.41000 VẬN CHUYỂN ĐẤT BẰNG Ô TÔ TỰ ĐỔ

………………………………………….

Ghi chú:

–      Định mức vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ được định mức cho các cự ly từ nơi đào đất đến nơi đổ đất có cự ly <300m, <500m, <700m, <1000m. Trường hợp cự ly vận chuyển từ nơi đào đến nơi đổ đất >1000m thì áp dụng định mức vận chuyển đất cự ly ≤1000m và định mức vận chuyển 1000m tiếp theo.

–      Định mức vận chuyển đất bằng ôtô 5 tấn ứng với máy đào < 0,8 m3;

–      Định mức vận chuyển đất bằng ôtô 7 tấn ứng với máy đào < 1,25 m3;

–      Định mức vận chuyển đất bằng ôtô 10 tấn ứng với máy đào ≤ 1,6 m3;

–      Định mức vận chuyển đất bằng ôtô > 12 tấn ứng với máy đào > 2,3 m3.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Phần mềm dự toán G8 dễ sử dụng, gần gũi với người dùng ( giao diện excel), ưu việt, luôn cập nhật thông tư, nghị định, văn bản mới

Nhỏ gọn, tốc độ nhanh, linh hoạt, đáp ứng đơn giá mọi lĩnh vực xây dựng:

Đơn giá ngành điện, trạm biến áp, điện chiếu sáng, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa….

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ HOÀNG HÀ

(GIẢI PHÁP, ỨNG DỤNG LÀM DỰ TOÁN XÂY DỰNG)

Liên hệ theo số : 0163.995.8196 để nhận được những ưu đãi và  giá tốt nhất từ công ty chuyên cung cấp phần mềm dự toán G8 tốt nhất

 

Nhãn: ,

Điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công tỉnh Thanh Hóa 2013

Điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công tỉnh Thanh Hóa 2013

Quyết đính số Số: 1235/QĐ-UBND ngày 16 tháng 04 năm 2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc: công bố hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2013

Trích nội dung:

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và chi phí máy thi công đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo áp dụng trong quá trình lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, cụ thể như sau:

1. Điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng.

Chi phí nhân công và chi phí máy thi công trong dự toán công trình lập theo các bộ đơn giá do UBND tỉnh Thanh Hóa công bố được điều chỉnh bằng cách nhân với hệ số điều chỉnh nhân công (KĐCNC) và hệ số điều chỉnh máy thi công (KĐCMTC) trong bảng sau:

Tên đơn giá đã công bố

Vùng 3

Vùng 4

KĐCNC

KĐCMTC

KĐCNC

KĐCMTC

Đơn giá xây dựng công trình tỉnh Thanh Hóa – Phần xây dựng, phần lắp đặt, phần sửa chữa Công bố kèm theo các Quyết định số 3592, 3593, 3594/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

1,161

1,032

1,179

1,0326

2. Điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng.

Chi phí nhân công trong dự toán khảo sát xây dựng được điều chỉnh theo các hệ số (KĐCNCKS) tương ứng với từng loại đơn giá khảo sát trong bảng sau:

Tên đơn giá đã công bố

Vùng 3

Vùng 4

Đơn giá khảo sát xây dựng, phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng Công bố kèm theo Quyết định số 3595, 3597/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

1,161

1,179

3. Điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công thực hiện các dịch vụ công ích đô thị:

Dự toán chi phí thực hiện các dịch vụ công ích đô thị được điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công theo các hệ số KĐCNC, KĐCMTC trong bảng sau:

Tên đơn giá đã Công bố

Vùng 3

Vùng 4

KĐCNC

KĐCMTC

KĐCNC

KĐCMTC

Đơn giá dịch vụ công ích đô thị tỉnh Thanh Hóa Công bố kèm theo Quyết định số 3595, 3597/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

1,161

1,032

1,179

1,0326

4. Mức lương tối thiểu theo vùng.

– Vùng 3 mức lương tối thiểu từ 01/01/2013 là 1.800.000 đồng/tháng bao gồm: Thành phố Thanh Hóa (phạm vi sau mở rộng gồm 37 phường, xã), thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia.

– Vùng 4 mức lương tối thiểu từ 01/01/2013 là 1.650.000 đồng/tháng bao gồm: Các huyện và thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh.

Download here: Điều chỉnh dự toán mới nhất tỉnh Thanh Hóa 2013

 

Nhãn: , ,

Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25/12/2012 hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng

BỘ XÂY DỰNG
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 11/2012/TT-BXD

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng, như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí bảo trì cho công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan quản lý, khai thác và sử dụng công trình xây dựng (chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền hợp pháp) trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình

Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

1. Chi phí lập, thẩm định hoặc thẩm tra quy trình bảo trì công trình;

2. Chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình (bao gồm cả chi phí lập và thẩm định hoặc thẩm tra chi phí bảo trì công trình);

3. Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất;

4. Chi phí quan trắc công trình đối với các công trình có yêu cầu quan trắc;

5. Chi phí bảo dưỡng công trình;

6. Chi phí kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

7. Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;

8. Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình.

Riêng chi phí quan trắc, kiểm định chất lượng công trình, tùy theo yêu cầu bảo trì của loại công trình xây dựng có thể gồm một hoặc cả hai nội dung trên trong dự toán chi phí bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP).

Điều 3. Nguyên tắc xác định chi phí bảo trì công trình

1. Chi phí bảo trì công trình xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này là mức chi phí cần thiết để hoàn thành một số hoặc toàn bộ các nội dung công việc thuộc phạm vi quy trình bảo trì công trình xây dựng, theo đúng các phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp với quy mô, yêu cầu thiết kế của công trình, quy trình bảo trì công trình và các điều kiện khác có liên quan.

2. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, thời gian thực hiện công việc thuộc phạm vi quy trình bảo trì công trình để xác định nội dung khối lượng công việc làm cơ sở cho việc xác định chi phí theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Khi xác định chi phí thực hiện các công việc bảo trì thuộc khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 2 của Thông tư này có thể tham khảo, vận dụng các định mức, đơn giá xây dựng đã được công bố.

Trường hợp cần phải xây dựng định mức, đơn giá xây dựng cho các công việc mới bổ sung hoặc vận dụng điều chỉnh các định mức, đơn giá xây dựng của công việc đã được công bố cho phù hợp với tính chất, đặc điểm, điều kiện, biện pháp thi công và yêu cầu kỹ thuật các công việc bảo trì nói trên thì chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền hợp pháp tổ chức xây dựng hoặc điều chỉnh để làm cơ sở xác định chi phí.

Việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh, xây dựng mới theo các nguyên tắc về lập và quản lý định mức xây dựng và giá xây dựng công trình hiện hành.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

Điều 4. Các phương pháp xác định chi phí bảo trì công trình

1. Phương pháp xác định bằng dự toán theo khối lượng và đơn giá.

Trên cơ sở khối lượng các công việc thực hiện theo kế hoạch bảo trì và đơn giá tương ứng cho từng nội dung công việc để lập dự toán chi phí cho công tác: quan trắc công trình; sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất; kiểm định chất lượng công trình.

2. Phương pháp xác định theo định mức tỷ lệ %.

Phương pháp này được áp dụng để xác định chi phí cho các công việc: lập kế hoạch bảo trì công trình; kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất; bảo dưỡng công trình; lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình (gọi chung là chi phí bảo dưỡng công trình).

Điều 5. Xác định chi phí trong thực hiện bảo trì công trình

1. Chi phí lập, thẩm định hoặc thẩm tra quy trình bảo trì công trình.

Chi phí lập quy trình bảo trì công trình được xác định trong chi phí thiết kế kỹ thuật (đối với công trình yêu cầu thiết kế 3 bước) hoặc chi phí thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình yêu cầu thiết kế 2 bước và 1 bước).

Chi phí thẩm định hoặc thẩm tra quy trình bảo trì công trình xây dựng được xác định trong chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế công trình.

Trường hợp công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì công trình như quy định tại Điều 15 Nghị định 114/2010/NĐ-CP thì chi phí lập và thẩm định hoặc thẩm tra quy trình bảo trì được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về lập dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

2. Chi phí bảo dưỡng công trình (bao gồm cả chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình, kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ, đột xuất, chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình).

Chi phí bảo dưỡng công trình bao gồm chi phí cho việc theo dõi, chăm sóc, sửa chữa hư hỏng nhỏ (ví dụ: thay thế quạt hút gió, vá ổ gà, thay thế tấm bê tông lát mái kè, thay van đường ống, …), duy tu thiết bị (trừ hệ thống điều hòa không khí trung tâm và hệ thống gas trung tâm) lắp đặt vào công trình (ví dụ: thay thế bu lông, thay dầu máy biến thế, bảo dưỡng điều hòa không khí cục bộ) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này so với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình (không bao gồm phần thiết bị công nghệ của công trình) tính theo suất vốn đầu tư của công trình cùng cấp và cùng loại tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì công trình.

Đối với chi phí bảo dưỡng phần thiết bị công nghệ của công trình (bao gồm cả hệ thống điều hòa không khí trung tâm và hệ thống gas trung tâm) thì căn cứ vào quy trình bảo trì của nhà cung cấp thiết bị công nghệ để xác định chi phí cho phần việc này.

3. Chi phí quan trắc công trình đối với công trình có yêu cầu quan trắc.

Được xác định theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Xây dựng về việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

4. Chi phí kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết.

Chi phí này được xác định theo hướng dẫn hiện hành của Bộ xây dựng về hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

5. Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.

Chi phí sửa chữa công trình định kỳ (sửa chữa vừa và sửa chữa lớn) được lập dự toán theo phương pháp khối lượng và đơn giá. Phương pháp lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp sửa chữa, thay thế định kỳ các thiết bị công nghệ của công trình thì căn cứ vào yêu cầu sửa chữa, thay thế trong quy trình bảo trì của nhà cung cấp thiết bị công nghệ để xác định chi phí cho phần việc này.

Trường hợp sửa chữa công trình đột xuất thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.

Bảng tổng hợp chi phí bảo trì công trình như hướng dẫn tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

Chương III

QUẢN LÝ CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

Điều 6. Quản lý chi phí bảo trì công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

1. Đối với công tác sửa chữa công trình, thiết bị định kỳ và đột xuất có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức lập, quyết định dự toán chi phí theo các nội dung quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 10 Nghị định 114/2010/NĐ-CP.

2. Trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị định kỳ và đột xuất có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành.

3Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định (nếu đủ điều kiện, năng lực) hoặc thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để lập, thẩm tra định mức, đơn giá xây dựng bổ sung hoặc điều chỉnh theo nội dung trong khoản 3 Điều 3 của Thông tư này hoặc thẩm tra dự toán chi phí bảo trì công trình trước khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phê duyệt.

4. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý kinh phí thực hiện bảo trì và thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì trên cơ sở nội dung hợp đồng đã thống nhất với tổ chức, cá nhân thực hiện công việc bảo trì công trình.

5. Khuyến khích các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền hợp pháp đối với công trình không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để bảo trì công trình thực hiện theo các nội dung trong khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Chủ đầu tư tổ chức lập quy trình bảo trì công trình ở giai đoạn thiết kế công trình, tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra làm cơ sở để phê duyệt trước khi nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Đối với công trình xây dựng của các dự án đang thực hiện đầu tư xây dựng nhưng chưa thực hiện việc lập quy trình bảo trì công trình thì chủ đầu tư phải tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra quy trình bảo trì cho công trình. Chi phí các công việc này được tính bổ sung vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình trong tổng mức đầu tư của dự án.

Trường hợp công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì công trình xây dựng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền hợp pháp tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình, chi phí bảo trì công trình.

2. Sau khi công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì theo quy trình bảo trì công trình được duyệt và chi phí bảo trì công trình hàng năm, kể cả chi phí sửa chữa định kỳ đối với công trình đến kỳ sửa chữa theo kế hoạch bảo trì.

3. Nguồn kinh phí bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 114/2010/NĐ-CP.

4. Việc chi trả chi phí bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 114/2010/NĐ-CP.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/02/2013.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng TW Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Viện Kiểm sát ND tối cao;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Cục kiểm tra văn bản QPPL(Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
– Các Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng;
– Lưu: VP, Vụ KTXD, Vụ PC, Viện KTXD, HC300.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Sơn

 

PHỤ LỤC SỐ 1

(Kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25/12/2012 của Bộ Xây dựng )

BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH

Chi phí bảo dưỡng công trình (bao gồm cả chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình, kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ, đột xuất, chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình) được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình (không bao gồm phần thiết bị công nghệ của công trình) tính theo suất vốn đầu tư của công trình cùng loại và cùng cấp tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì công trình.

Đơn vị tính: %

Stt

Loại công trình

Định mức tỷ lệ

1 Công trình công nghiệp

0,06 ÷ 0,1

2 Công trình thuỷ lợi

0,06 ÷ 0,1

3 Công trình dân dụng

0,08 ÷ 0,1

4 Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

0,18 ÷ 0,25

5 Công trình giao thông

0,2 ÷ 0,4

Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền quyết định định mức tỷ lệ phần trăm trong phạm vi tỷ lệ nêu trên căn cứ vào các điều kiện cụ thể về quản lý, khai thác, tuổi thọ, loại, cấp công trình.

Trường hợp chi phí bảo dưỡng công trình được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm nêu trên chưa phù hợp với thực tế thực hiện công tác bảo dưỡng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền báo cáo người ủy quyền điều chỉnh định mức tỷ lệ làm cơ sở xác định chi phí bảo dưỡng công trình.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

(Kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25/12/2012 của Bộ Xây dựng )

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Đơn vị tính: ………

Stt

Nội dung chi phí

Cách tính

Ký hiệu

1 Chi phí lập, thẩm định hoặc thẩm tra quy trình bảo trì công trình đối với công trình chưa có quy trình bảo trì.

Lập dự toán

Cltqt

2 Chi phí bảo dưỡng công trình.

Cbd

= Cct + Ccn

a Chi phí bảo dưỡng công trình

Đm x G­XDTB x (1 + GDP)

Cct

b Chi phí bảo dưỡng phần thiết bị công nghệ của công trình (nếu có).

Lập dự toán

Ccn

3 Chi phí quan trắc công trình đối với công trình có yêu cầu quan trắc.

Lập dự toán

Cqt

4 Chi phí kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết.

Lập dự toán

Ckđ

5 Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất (nếu có)

Lập dự toán

Csc

  Tổng cộng

Cltqt + Cbd + Cqt + Ckđ + Csc

Cbt

Trong đó:

– Đm: Định mức tỷ lệ phần trăm (quy định tại Phụ lục 1).

– GXDTB: Chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình (không bao gồm phần thiết bị công nghệ của công trình) tính theo suất vốn đầu tư của công trình cùng loại và cùng cấp tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì công trình.

– GDP : Chi phí dự phòng 10%.

 

Nhãn: , ,

Các phím tắt thông dụng trong phần mềm dự toán công trình xây dựng G8

Các phím tắt thông dụng trong phần mềm dự toán công trình xây dựng G8 

Trong sheet công trình chúng ta sử dụng các phím tắt như trong excel

+ Sao chép : Ctrl + C
+ Cắt : Ctrl + X
+ Dán : Ctrl + V
+ In ấn : Ctrl + P
+ Mở file mới : Ctrl + O

Ngoài ra :

+ Chèn dòng : Insert
+ Xóa dòng : F8

Lưu ý :

  • Để xóa dòng mà không bị Dự toán G8 hỏi thì bạn nhấn tổ hợp phím Shift + F8
  • Sao chép công tác và Dán công tác khác với Sao chép và Dán thông thường các bạn ạ.

Sao chép và Dán công tác thì bao gồm tất cả các thông tin về công tác như Mã số, Tên, Đơn vị, Đơn giá VL, NC, Máy và cả hao phí định mức, Hệ số.
Còn Sao chép, Dán thường thì như Excel

Phần mềm dự toán G8 dễ sử dụng, gần gũi với người dùng ( giao diện excel), ưu việt, luôn cập nhật thông tư, nghị định, văn bản mới

Nhỏ gọn, tốc độ nhanh, linh hoạt, đáp ứng đơn giá mọi lĩnh vực xây dựng:

Đơn giá ngành điện, trạm biến áp, điện chiếu sáng, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa….

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ HOÀNG HÀ

(GIẢI PHÁP, ỨNG DỤNG LÀM DỰ TOÁN XÂY DỰNG)

Liên hệ theo số : 0163.995.8196 để nhận được những ưu đãi và  giá tốt nhất từ công ty chuyên cung cấp phần mềm dự toán G8 tốt nhất

 

Nhãn: , , , ,

Giá điện mới nhất năm 2012 theo thông tư số 17/2012/TT-BCT ngày 01/07/2012, web giá xăng, dầu

Giá điện mới nhất năm 2012 theo thông tư số 17/2012/TT-BCT ngày 01/07/2012

Thông tư số 17/2012/TT-BCT ngày 01/07/2012  thay thế TT số 42/2011/TT-BCT ngày 19/12/2011 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện

Nội dung cơ bản:

Điều 2: Giá bán điện bình quân

Giá bán điện bình quân là 1369 đồng/kWh (Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Chi tiết thông tư file PDF:  TT so 17-2012-TT-BTC Giá điện 2012

Web giá điện: http://www.evn.com.vn/Home/Detail/tabid/84/ParentId/23/cateID/42/language/vi-VN/Default.aspx

Web giá xăng, dầu: http://www.petrolimex.com.vn/default.aspx

 

Nhãn: , ,

Hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án ĐTXDCT năm 2012

Hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư  các dự án ĐTXDCT năm 2012

Điều chỉnh dự án do các nguyên nhân nào ?

Trường hợp nào được điều chỉnh?

Công văn 900/BXD-KTXD  ngày 1/06/2012 V/v hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư  các dự án ĐTXDCT

Down load here:  Cv 900-BXD_2012 Hướng dẫn điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án ĐTXDCT

 

Nhãn: , ,

Ứng dụng, giải pháp phần mềm dự toán G8 linh hoạt trong áp giá vật tư các hạng mục

Ứng dụng, giải pháp phần mềm dự toán G8 linh hoạt trong áp giá vật tư các hạng mục

Phần mềm dự toán G8 hỗ trợ áp giá vật tư hiệu quả

Ban đầu: chọn hạng mục nào có chứa nhiều loại vật tư nhất trong các hạng mục công trình

– Mở sheet Giá : áp giá vật tư theo thông báo giá của sở xây dựng các tỉnh và giá thị trường

Phần mềm dự toán G8 hỗ trợ áp giá vật tư

Phần mềm dự toán G8 hỗ trợ áp giá vật tư

– Áp giá xong, đặt con chuột vào giá tháng vật tư nhấn chuột phải – chọn lưu giá vật liệu- đặt tên bảng mới cho giá tháng vật tư đã áp ( VD- bạn áp giá vật tư tỉnh Hà Tĩnh tháng 9-2012, ta đặt tên HaTinh 9-2012) -> chấp nhận

Phần mềm dự toán hỗ trợ áp giá

Phần mềm dự toán hỗ trợ áp giá

– Mở sang hạng mục khác -> sheet giá tháng- đặt chuột vào giá tháng vật tự- kích chuột phải chọn lắp giá thông báo vật liệu- trong bảng thay giá vật liệu – chọn HaTinh 9-2012 – Chấp nhận – hạng mục mới sẽ được áp giá vật tư mới

Phần mềm dự toán hỗ trợ áp giá vật tư

Phần mềm dự toán hỗ trợ áp giá vật tư 2

Công tác áp giá tháng vật tư được rút ngắn hơn rất nhiều với sự trợ giúp phần mềm dự toán ưu việt G8

Phần mềm hỗ trợ làm dự toán G8 linh hoạt, nhỏ gọn, tiện dụng, tối ưu

Luôn cập nhật văn bản hướng dẫn mới nhất về xây dựng, hỗ trợ đắc lực công tác làm dự toán công trình 

Liên hệ theo số : 0163.995.8196 để nhận được những ưu đãi và  giá tốt nhất từ công ty chuyên cung cấp phần mềm dự toán G8

 

Nhãn: , , , ,

Cước bốc xếp hàng hóa, cước vận chuyển bằng gánh vác bộ, cước vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

Cước bốc xếp hàng hóa, cước vận chuyển bằng gánh vác bộ, cước vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

Bạn đang băn khoan công tác bốc xếp, vận chuyển vật liệu ? mã hiệu định mức áp dụng cho công tác vận chuyển này như thế nào ?

Các bạn downd tài liệu dự toán vận chuyển vật liệu bằng gánh vác bộ: Dự toán vận chuyển bằng gánh vác bộ (Dự toán được tính trên nền phần mềm dự toán G8)

Đơn giá, định mức sửa chữa các tỉnh có công tác vận chuyển vật liệu: chúng ta vận dụng để làm dự toán

Chú ý: Mức lương tối thiểu khi ấp dụng đơn giá để ta có hệ số điều chỉnh nhân công cho phù hợp 

Dự toán vận chuyển vật liệu bằng gánh vác bộ

Dự toán vận chuyển vật liệu bằng gánh vác bộ

Trường hợp vận chuyển vật liệu lên cao các bạn vào link để xem chi tiết: Vận chuyển vật liệu lên cao

1. Vận chuyển lên cao: 

– Các công tác trong định mức đã tính đến yếu tố độ cao, khi lập giá sẽ không được tính chi phí vận chuyển vật liệu lên cao. Ví dụ: Công tác xây (có định mức cho xây <=4m, <=16m, <=50m, >50m); một số công tác bê tông, cốt thép (trong ĐM 1776) v.v..(Trong định mức có quy định cụ thể và rất rõ về độ cao rồi )
– Các công tác không tính đến yếu tố độ cao, thì phải tính vận chuyển lên cao. Như công tác trát, láng, lát nền, lắp đặt thiết bị vệ sinh (Chương XI- Các công tác khác, mã hiệu AL.70000- trong ĐM 1776) v.v…
Lưu ý: 
1. Công tác thi công lanh tô, mái hắt, máng nước trong định mức không quy định độ cao nhưng đã có định mức ca máy cần trục tháp, vận thăng thì không đơợc tính vận chuyển lên cao!
2. Công tác thi công bể nước mái chưa có hao phí ca máy cần trục tháp hay vận thăng thì vẫn phân tích ra vật tư rời và tính vận chuyển bình thường

Một số tỉnh ban hành cước bốc xếp, vận chuyển vật liệu bằng gánh vác bộ và phương tiện thô sơ 

Như tỉnh Quảng Trị : link : Vận chuyển vật liệu bằng oto, xe tho sơ, sức người tỉnh Quảng Trị 

Nguồn thuvienphapluat.vn

Phần mềm dự toán G8 ưu việt, luôn cập nhật thông tư, nghị định, văn bản mới

Nhỏ gọn, tốc độ nhanh, linh hoạt, đáp ứng đơn giá mọi lĩnh vực xây dựng:

Đơn giá ngành điện, trạm biến áp, điện chiếu sáng, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa….

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ HOÀNG HÀ

(GIẢI PHÁP, ỨNG DỤNG LÀM DỰ TOÁN XÂY DỰNG)

Liên hệ theo số : 0163.995.8196 để nhận được những ưu đãi và  giá tốt nhất từ công ty chuyên cung cấp phần mềm dự toán G8 tốt nhất

 

Nhãn: , , , , ,

Tính cước vận chuyển hàng hóa, dự toán cước vận chuyển hàng hóa bằng oto

Tính cước vận chuyển hàng hóa, dự toán cước vận chuyển hàng hóa bằng oto

Các bạn chú ý là đọc kỹ nội dung biểu giá cước vận chuyển, nếu giá cước có thuế VAT -> trong quá trình tính ta loại bỏ VAT ( VAT được tính sau)

Mẫu dự toán cước vận chuyển háng hóa bằng ôtô: Tính đơn giá cước vận chuyển đến chân CT

 

Nhãn: , ,